Zalo OA mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng việc thu hút và duy trì lượt theo dõi thường gặp khó khăn do tâm lý người dùng. Bài viết này sẽ cung cấp các giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng và giữ chân người quan tâm Zalo OA một cách bền vững.
Zalo OA là gì?
Zalo OA hay Zalo Official Account là một tài khoản chính thức của doanh nghiệp trên nền tảng Zalo. Đây là một kênh tương tác hai chiều vô cùng hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, tương tác, quảng bá sản phẩm và dịch vụ với người dùng Zalo nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Vậy, tài khoản Zalo OA có thể mang lại những gì cho doanh nghiệp? Zalo OA cung cấp một gói giải pháp marketing đa dạng tính năng tương tác cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, với khả năng đảm bảo an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được chứng thực, Zalo OA cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín. Không chỉ vậy, ứng dụng này cũng có thể dễ dàng kết nối với hệ thống, nền tảng của doanh nghiệp hoặc bên thứ ba, đồng thời kết hợp với công cụ quản lý mạnh mẽ, giúp tối ưu hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.
Cách tăng lượt quan tâm Zalo OA
Lượt quan tâm Zalo OA là số lượng người dùng đã bấm quan tâm tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp. Có thể chia những người quan tâm tài khoản Zalo OA thành hai dạng:
Chủ động tìm kiếm và được thương hiệu tiếp cận. Do đó, để gi tăng số lượng người theo dõi cho tài khoản, các doanh nghiệp có thể ứng dụng những cách dưới đây để tăng số lượng follower cho tài khoản:
2.1. Tối ưu thông tin tài khoản Zalo OA
Một tài khoản Zalo OA chứa đầy đủ thông tin nhãn hàng và được trình bày một cách chỉn chu có thể tạo ra những ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho người tiêu dùng về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Do đó, các brand cần tập trung vào việc xây dựng một hồ sơ doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sự hiện diện của nhãn hàng trên Zalo nhằm tăng độ tin cậy của tài khoản. Các doanh nghiệp cần chú ý những điểm nào?
- Tên tài khoản Zalo OA: Tên gọi có thể chứa tên thương hiệu cùng các từ khóa về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tuy nhiên cần đảm bảo sự ngắn gọn và tính chuyên nghiệp.
- Mục mô tả: Mô tả về doanh nghiệp trên tài khoản Zalo OA cần nói lên được những điểm đặc sắc về doanh nghiệp, không quá dài dòng. Đặc biệt, mô tả này cần có khả năng nêu bật những thành tựu nổi bật mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời gian hoạt động.
- Thông tin cơ bản: các doanh nghiệp cần cung cấp cho người dùng những kênh liên lạc như số hotline, địa chỉ, email, đường link website để tạo ra sự thuận tiện khi khách hàng có nhu cầu liên hệ. Không chỉ vậy, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm về thời gian phản hồi cho thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng có thể thực hiện những công việc khác trong khi chờ đợi hồi đáp từ nhãn hàng.
2.2. Ứng dụng QR Code
Người tiêu dùng và doanh nghiệp hẳn không còn xa lạ với QR Code. Có thể nói, đây là một phương thức mã hóa thông tin vô cùng tiện lợi và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như thanh toán, cung cấp thông tin liên lạc,.... Mỗi Zalo OA đều có một mã QR riêng, cho phép người dùng nhanh chóng liên kết và tương tác với tài khoản của doanh nghiệp. Đây cũng là một phương pháp giúp người tiêu dùng nhanh chóng biết đến, tương tác và từ đó theo dõi tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp.
Có rất nhiều cách để giới thiệu về tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp đến người tiêu dùng qua QR Code như in kèm trên bao bì sản phẩm, tờ rơi, standee, table, leaflet,... Ngoài ra, việc đính kèm QR Code trên những màn hình quảng cáo ở trung tâm thương mại cũng là một cách truyền thông vô cùng hiệu quả đến người tiêu dùng.
2.3. Thực hiện chiến lược quảng bá Zalo OA đến người tiêu dùng
Thực tế, hình thức chia sẻ tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp tại các chi nhánh hoặc đại lý ủy quyền là hoàn toàn không đủ để phổ cập thông tin đến khách hàng. Với sự phát triển vượt trội như hiện nay của các kênh thông tin như các website, mạng xã hội như Facebook, Thread, Instagram,..., việc đưa Zalo OA của doanh nghiệp đến với những tệp khách hàng ở đang dạng giới và độ tuổi là điều hoàn toàn có thể. Sự xuất hiện với tần suất cao có thể khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó giúp làm tăng số lượng người quan tâm Zalo OA.
Một số gợi ý có thể kể đến như:
Website: Đặt nút hoặc banner liên kết đến Zalo OA của nhãn hàng trên website của chính doanh nghiệp hoặc thực hiện quảng cáo chéo (Cross-channel-marketing) trên các website của doanh nghiệp đối tác.
Mạng xã hội: Thực hiện chia sẻ liên kết trang Zalo OA của doanh nghiệp
…
2.4. Đính kèm nút kêu gọi hành động (Call-to-Action CTA)
Zalo OA là nền tảng liên kết các sản phẩm trong hệ sinh thái của Zalo. Điều này cũng có thể được ứng dụng ngược lại. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng một sản phẩm dịch vụ mang tên tin nhắn ZNS hay còn được biết đến là Zalo Notification Service để quảng bá về Zalo OA. Vậy ZNS là gì?
ZNS là một dịch vụ cho phép doanh nghiệp gửi đi những thông báo chăm sóc khách hàng tới các số điện thoại đang sử dụng Zalo. Trong quá trình gửi tin nhắn ZNS, doanh nghiệp có thể đính kèm theo nút CTA mời khách hàng quan tâm, kêu gọi khách hàng theo dõi tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được ứng dụng khi thông tin đính kèm có sự liên quan như follow để nhận ưu đãi, cập nhập thông tin nhanh chóng,...
2.5. Quảng cáo trên Zalo OA
Doanh nghiệp còn có thể chạy quảng cáo trên Zalo thông qua Zalo Ads để tăng zalo OA follower. Với nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ (lên đến 74 triệu tài khoản đang được sử dụng trên thị trường Việt Nam) Zalo Ads có thể giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Phương pháp này có thể giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến đúng tệp khách hàng mục tiêu, tránh trường hợp gửi quảng cáo dàn trải, gây khó chịu cho người dùng. Tuy nhiên, giải pháp này có chi phí khá cao, do đó doanh nghiệp cần có sự tính toán rõ ràng và chi tiết về ngân sách cũng như đưa ra những cân nhắc thận trọng để tối ưu hóa lợi ích đạt được.
2.6. Sử dụng kết hợp các phương pháp marketing khác
Ngoài những phương pháp nêu trên, doanh nghiệp có thể kết hợp một cách linh hoạt các giải pháp marketing khác trong cùng chiến dịch quảng bá sản phẩm nhằm hỗ trợ nâng cao số lượng người quan tâm tài khoản Zalo OA. Giả sử, doanh nghiệp kết hợp cùng đối tác để tạo ra một chiến dịch quảng bá sản phẩm.
Chiến dịch sẽ được triển khai như sau: Người tiêu dùng khi đến sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối tác doanh nghiệp trong thời gian chiến dịch quảng bá sản phẩm đang diễn ra sẽ được nhận được một quần quà hoặc cơ hội tham gia mini game nhận thưởng cho mỗi hóa đơn. Để nhận được phần thưởng này, khách hàng cần thực hiện một chuỗi các hoạt động cùng các nhiệm vụ liên quan, từ đó, doanh nghiệp có thể thu thập data khách hàng và lượt quan tâm Zalo OA.
Xem thêm Zalo Mini form và Zalo Mini game - Xu hướng Marketing thống trị 2025 để biết thêm chi tiết.
Đây là một cách tăng lượt follow vô cùng hữu hiệu bởi sự thú vị từ các mini game đa dạng, phần quà hấp dẫn cùng tính năng autofill thuận tiện sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn từ phía người tiêu dùng.
Cách duy trì số lượt quan tâm Zalo OA
Việc tìm kiếm lượt theo dõi mới cho tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng, tuy nhiên, để giữ vững số lượng người tiêu dùng quan tâm đến tài khoản của doanh nghiệp qua thời gian cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Có rất nhiều trường hợp sau một khoảng thời gian, số lượt khách hàng quan tâm đến Zalo OA của doanh nghiệp sụt giảm, khiến nỗ lực của nhãn hàng quay trở lại điểm xuất phát. Vậy làm cách nào để cải thiện vấn đề này cho doanh nghiệp?
Sau đây là một số gợi ý về hoạt động tương tác giúp doanh nghiệp níu kéo follower
Với đối tượng khách hàng mới, các nhãn hàng có thể gửi đi những tin nhắn chúc mừng, đi kèm với đó là các phần quà thú vị như các voucher mua sắm hoặc các ưu đãi cho sản phẩm của doanh nghiệp, kích thích khách hàng tìm kiếm và trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.
Thường xuyên cập nhập các thông tin hữu ích lên trang Zalo OA của doanh nghiệp. Các bài viết này có thể bao gồm hình ảnh giới thiệu sản phẩm mới, các bài viết cung cấp thông tin thú vị về sản phẩm, dịch vụ, các thông tin về chương trình ưu đãi của doanh nghiệp sẽ diễn ra,...
Nhanh chóng giải đáp thắc mắc, phản hồi những phản ánh của người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thường xuyên tương tác với khách hàng qua các Mini game, các chiến dịch định kỳ kèm theo phần quà thú vị và hấp dẫn.
Xây dựng các chương trình tri ân khách hàng cũ như các chương trình đổi điểm độc quyền cho các “fan cứng”, các quyền lợi mua sắm đặc biệt,...
Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp. Để nhận thêm tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với BlueLink qua hotline 0334872856 hoặc email info@bluelink.com.vn.